Dự báo sâu bệnh hại cần chú ý ( từ ngày 22-28/02/2021) Phú Thọ

admin_bacterior Tháng Hai 23, 2021

TRẠM TT VÀ BVTV ĐOAN HÙNG

  1. Tình hình dịch hại:

– Lúa muộn trà 1: Chuột hại nhẹ rải rác. Ốc bươu vàng hại cục bộ. Bọ trĩ, rầy các loại hại rải rác.

– Chè:Rầy xanh, bệnh đốm nâu, đốm xám, bọ cánh tơ hại rải rác.

– Ngô xuân: Bệnh sinh lý, sâu xám, chuột hại rải rác.

– Bưởi: Rệp các loại, sâu vẽ bùa, nhện, sâu ăn lá, bệnh thán thư hại rải rác.

– Keo: Bệnh phấn trắng hại nhẹ rải rác trên keo nhỏ tuổi và vườn ươm. Bệnh khô cành khô lá, mối hại gốc hại rải rác.

  1. Biện pháp xử lý:

Đẩy mạnh việc ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp(IPM).

– Theo dõi, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh đến ngưỡng.  Lưu ý đối tượng sâu keo mùa thu hại ngô.

– Chỉ đạo chăm sóc bón phân, làm cỏ sục bùn cho lúa. Hướng dẫn chăm sóc bưởi giai đoạn ra hoa – đậu quả.

– Chỉ đạo diệt chuột tập trung từ ngày 20/2-20/3/2021.

  1. Dự kiến thời gian tới:

– Lúa muộn trà 1: Bệnh đạo ôn lá hại nhẹ. Chuột hại nhẹ – TB, cục bộ ổ. Rầy các loại, bọ trĩ , RĐN, SCLN, cào cào châu chấu, bệnh sinh lý  hại rải rác.

– Ngô xuân: Sâu keo mùa thu hại nhẹ. Sâu xám, sâu ăn lá, bệnh đốm lá hại rải rác.

– Bưởi: Rệp các loại, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, bọ xít, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư phát sinh gây hại rải rác.

– Chè: Bệnh đốm nâu, đốm xám, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rầy xanh, nhện đỏ hại rải rác.

– Keo: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, mối hại gốc, sâu ăn lá hại rải rác. Bệnh phấn trắng gây hại nhẹ trên keo nhỏ.

 

 

TRẠM TT VÀ BVTV HẠ HÒA

* Tình hình sinh vật gây hại:

– Trên Lúa xuân muộn trà 1: Bọ trĩ, ốc bươu vàng, rồi đục nõn, chuột, rầy các loại hại nhẹ. Bệnh sinh lý hại rải rác.

– Trên Lúa xuân muộn trà 2: ốc bươu vàng, rầy các loại hại nhẹ. Bệnh sinh lý hại rải rác.

– Trên ngô: Sâu keo mùa thu hại nhẹ, cục bộ hại trung bình; chuột hại cục bộ.

– Trên rau cải các loại: Bọ nhảy, sâu xanh hại nhẹ; sâu cắn lá hại rải rác.

* Dự kiến thời gian tới:

– Trên Lúa xuân muộn trà 1: Bọ trĩ, rồi đục nõn, chuột, rầy các loại tiếp tục hại nhẹ.

– Trên Lúa xuân muộn trà 2: ốc bươu vàng, rầy các loại, chuột hại nhẹ. Bệnh sinh lý hại rải rác.

– Trên ngô: Sâu keo mùa thu hại nhẹ, cục bộ hại trung bình; chuột hại cục bộ.

– Trên chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh hại nhẹ

* Biện pháp xử lý:

– Đẩy mạnh việc ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

– Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

– Thường xuyên theo dõi giám sát tình hình sâu bệnh, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh đến và vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam.

 

 

TRẠM TT VÀ BVTV LÂM THAO

1.Tình hình dịch hại:

* Trên lúa xuân muộn trà 1:

 – Chuột gây hại ở hầu khắp các xã, mức độ gây hại nhẹ,  cục bộ hại trung bình trên một số diện tích gần nghĩa trang, trang trại.

– Bọ trĩ, gây hại nhẹ rải rác trên những ruộng xanh tốt.

* Trên lúa xuân muộn trà 2:

– Ốc bươu vàng gây hại mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình trên một số diện tích trũng nước, gần mương nước chảy.

* Trên Rau họ thập tự:

– Sâu xanh gây hại nhẹ – trung bình trên rau bắp cải su hào súp lơ trồng muộn.

– Sâu tơ, bọ nhảy gây hại nhẹ

  1. Biện pháp xử lý:

* Trên lúa:

– Tiếp tục diệt chuột bằng nhiều biện pháp thủ công và kết hợp đánh chuột với một số loại thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP

– Theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại để chủ động phòng trừ kịp thời các ổ bệnh khi đến ngưỡng.

Trên rau: Chỉ phun phòng trừ sâu, bệnh khi vượt ngưỡng, ưu tiên sử dụng bằng các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc, sinh học. Chú ý thời gian cách ly.

  1. Dự kiến thời gian tớí:

Trên lúa:

 – Chuột: Tiếp tục di chuyển và gây hại trên những nơi chưa tổ chức diệt chuột, mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình ở khu nghĩa trang, đường lớn.

 – Đề phòng thời tiết ấm, ẩm độ cao, bệnh đạo ôn gây hại, mức độ hại nhẹ, chủ yếu trên những diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp.

+ Trên Rau: Sâu xanh, bọ nhảy, bệnh sương mai gây hại nhẹ, cục bộ trung bình. Sâu khoang gây hại nhẹ, rải rác.

+ Trên Ngô: Sâu xám gây hại nhẹ

 

 TRẠM TT VÀ BVTV PHÙ NINH

* Nhận xét:

 Lúa muộn trà 1: Chuột gây hại nhẹ, cục bộ ruộng hại trung bình. Bệnh đạo ôn lá, bệnh sinh lý, OBV, RCL, ruồi đục nõn, bọ trĩ gây hại rải rác.

 Lúa muộn trà 2: OBV, chuột, bệnh sinh lý gây hại rải rác.

 Ngô: Sâu keo mùa thu gây hại rải rác, cục bộ hại nhẹ. Sâu xám gây hại rải rác.

* Dự báo tình hình sinh vật gây hại thời gian tới:

 Lúa muộn trà 1: Chuột gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ ruộng hại nặng. Bệnh đạo ôn lá gây hại nhẹ trên những ruộng xanh tốt, bón đạm không cân đối. Bệnh sinh lý, RCL, ruồi đục nõn, bọ trĩ gây hại rải rác.

 Lúa muộn trà 2: OBV, chuột, bệnh sinh lý gây hại nhẹ rải rác.

 Ngô: Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Sâu xám, sâu ăn lá gây hại rải rác.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của địa phương. 

 

TRẠM TT VÀ BVTV TX PHÚ THỌ

     – Trên lúa: Ốc bươu vàng gây hại nhẹ, chuột, đạo ôn lá, bọ trĩ, ruồi đục nõn, bệnh sinh lý, sâu cuốn lá nhỏ gây hại rải rác.

     – Trên Rau:Sâu xanh gây hại nhẹ. Bệnh sương mai hại rải rác.

            * Đề nghị

    – Trên lúa:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, Với diện tích lúa đã cấy: Duy trì mực nước trong ruộng từ 2-3 cm để giữ ấm chân, tuyệt đối không để ruộng bị hạn. Thường xuyên kiểm tra đồng và theo dõi mật độ ốc bươu vàng và chuột để kịp thời có biện pháp xử lý khi các đối tượng đến ngưỡng.

– Trên rau: Kiểm tra ruộng rau, khi mật độ sâu, bệnh vượt ngưỡng tiến hành phun phòng trừ . Lưu ý chỉ sử dụng những thuốc được phép sử dụng trên rau.

 

 

TRẠM TT VÀ BVTV TAM NÔNG

1.Tình hình dịch hại:

          * Trên lúa muộn trà 1: Chuột gây hại nhẹ, cục bộ hại ổ nặng trên ruộng khô hạn, ruộng ven kênh mương, ven đồi, gò, đường lớn, gần khu dân cư,…; Bọ trĩ gây hại nhẹ. Ngoài ra có sâu cuốn lá nhỏ, ruồi đục nõn, rầy các loại xuất hiện rải rác

          * Trên lúa muộn trà 2: Ốc bươu vàng gây hại nhẹ.

          * Trên ngô: sâu keo mùa thu gây hại Nhẹ – Tb cục bộ hại nặng.

 2. Biện pháp xử lý:

 Trên lúa muộn trà 1: Tích cực diệt trừ chuột bằng biện pháp hóa học, sinh học trên ruộng khô hạn, ruộng ven kênh mương, ven đồi, gò, đường lớn, gần khu dân cư,…

– Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn kết hợp sử dụng các chế phẩm phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa, ví dụ như: SOGAN, năm chim én, … Phun thuốc theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

Trên lúa muộn trà 2

Đẩy mạnh việc ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM – SRI). Duy trì đủ lượng nước trong ruộng lúa. Tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ sớm khi thời tiết ấm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu, bệnh hại:

Trên ngô: Tiếp tục điều tra đối tượng sâu keo mùa thu khi phát hiện mật độ sâu 4 con/mthì sử dụng một số hoạt chất (Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG, Emagold 160SC,…); Indoxacarb (ví dụ như: Clever 300WG, 150SC; Millerusa 400SC, Indogold 150SC…).

        3. Dự kiến thời gian tới:

Trên lúa muộn: Bọ trĩ, ruồi đục nõn tiếp tục phát sinh và gây hại nhẹ trong điều kiện thời tiết ấm. Chuột hại cục bộ. Ngoài ra rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít đen xuất hiện rải rác.

Trên Ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại. sâu xám, sâu cắn lá gây hại rải rác.

Bài viết liên quan