Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (17.10.2016)

admin_bacterior Tháng Mười 25, 2016
Ở các tỉnh thành phía Nam, tuần tới rầy nâu phổ biến tuổi 4-5, tiếp tục phát triển và tích lũy mật độ, gây hại ở mức độ từ nhẹ do điều kiện thời tiết hiện nay bất thuận cho rầy nâu. Theo dõi tình hình rầy di trú ở địa phương và diễn biến của thuỷ văn để xuống giống lúa đông xuân 2016-2017 theo hướng “né rầy”. 
 
Ảnh minh họa

1. Trên lúa 
 
a) Các tỉnh phía Bắc 
 
– Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục hây hại cục bộ trên những trà lúa muộn, giai đoạn đòng trỗ tại các tỉnh Bắc Trung bộ, mức độ hại nhẹ đến trung bình. 
 
– Rầy nâu – rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại trên lúa mùa muộn giai đoạn đòng trỗ, chín. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ. 
 
– Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc cục bộ trên diện tích nhỏ trỗ muộn. 
 
– Bệnh đạo cổ bông tiếp tục gây hại diện hẹp trên lúa mùa chủ yếu các tỉnh miền núi. 
 
– Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa muộn giai đoạn trỗ – chín, hại nặng những ruộng bón thừa đạm, giống lúa lai có bản lá to, chân đất lầy thụt. 
 
– Chuột: Dồn mật độ sau khi thu hoạch lúa mùa sớm tiếp tục gây hại trên lúa muộn giai đoạn đòng – trỗ, hại nặng tại vùng gò đồi, ven làng, hại nặng tại những vùng chưa tổ chức tốt công tác phòng trừ giai đoạn đầu vụ, vùng gò đồi, ven làng. 
 
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên 
 
– Bệnh đạo ôn lá, cổ bông phát sinh và gây hại cục bộ trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa ở các tỉnh đồng bằng. 
 
– Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, rầy nâu, rầy lưng trắng… tiếp tục gây hại trên lúa vụ 3 (Bình Định), lúa vụ10 (Phú Yên, Khánh Hòa), lúa hè thu muộn ở Tây Nguyên giai đoạn cuối vụ. 
 
– Sâu cuốn lá, sâu đục thân…hại chủ yếu lúa vụ 10, lúa rẫy giai đoạn đòng trỗ. 
 
c) Các tỉnh phía Nam 
 
– Rầy nâu: Tuần tới rầy nâu phổ biến tuổi 4-5, tiếp tục phát triển và tích lũy mật độ, gây hại ở mức độ từ nhẹ do điều kiện thời tiết hiện nay bất thuận cho rầy nâu. Theo dõi tình hình rầy di trú ở địa phương và diễn biến của thuỷ văn để xuống giống lúa đông xuân 2016-2017 theo hướng “né rầy”. 
 
– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục phát sinh phát triển trên các trà lúa từ đẻ nhánh đến đòng trỗ với tỷ lệ nhẹ- trung bình. Cần thăm đồng thường xuyên phát hiện sớm và khuyến cáo nông dân phòng trị kịp thời. 
 
– Ngoài ra cần lưu ý phòng ngừa tốt đối với ốc bươu vàng ở giai đoạn lúa mới sạ dưới 15 ngày và những ruộng khó thoát nước; sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng.
 
2. Trên cây trồng khác 
 
– Châu chấu tre: Tiếp tục theo dõi và phòng, chống kịp thời. Tại Điên Biên cần tiến hành kiểm tra xác định địa điểm cư trú mới của châu chấu. 
 
– Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy… gây hại trên rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời. 
 
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng nhẹ. 
 
– Cây thanh long: Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu thanh long tăng nhẹ. 
 
– Cây nhãn: Chổi rồng nhãn giảm về diện tích và mức độ hại. 
 
– Cây sắn: Rệp sáp bột hồng gây hại nhẹ tại Phú Yên, Quảng Trị. 
 
– Châu chấu tre tại Sơn La, Bắc Kạn, Điện Biên giảm về diện tích và mức độ hại.
 
Theo Cục Bảo vệ thực vật

Bài viết liên quan